Mách bạn cách làm nước mắm nhĩ cực ngon cho cả nhà thưởng thức

Được xem như “Tinh hoa” của nước mắm – Nước mắm nhỉ là một gia vị không thể thiếu trong một gian bếp. Nước mắm nhỉ đạt chuẩn sẽ có vị ngọt thơm của cá, đặm nồng của muối và có màu sắc vàng rơm nhìn rất đẹp mắt. Dưới đây FISA sẽ mách bạn cách làm nước mắm nhỉ cực ngon để cả nhà cùng thưởng thức.

1. Nước mắm nhỉ – chắt lọc từ những tinh hoa

Nước mắm nhỉ còn có tên gọi khác là nước mắm kéo lù hay nước mắm cốt. Đây là loại nước mắm ít khi bắt gặp bán trên thị trường, thường được cơ sở chế biến sử dụng để pha đấu với các loại nước mắm thấp đạm cho ra các sản phẩm đạt chất lượng hảo hạng.

Nước mắm nhỉ là loại nước mắm ngon nhất

Loại nước mắm này có được là do lượng đạm trong thùng chượp lắng xuống đáy thùng hoặc vại và rỉ ra ngoài, cho ra những giọt nước mắm đầu tiên. Sở dĩ nước mắm nhỉ được gọi là “tinh hoa” vì để ủ ra thành phẩm hỗn hợp chượp phải có thời gian ủ từ 1 – 2 năm. Kết hợp với quá trình kéo rút, sau đó những giọt nước mắm đầu tiên rỉ ra rất quý. Càng để lâu loại nước mắm này sẽ càng ngon. Sản phẩm sẽ có vị đạm cao, nhiều chất dinh dưỡng, có màu thơm nồng nàn và màu nước mắm vàng óng tuyệt đẹp.

2. Quy trình làm nước mắm nhỉ đạt chuẩn tại nhà

Để có được những chai nước mắm nhỉ đạt chuẩn hảo hạng, nguyên liệu làm nước mắm phải được tuyển chọn, quy trình làm nước mắm phải được kiểm soát, quá trình ủ chượp phải thường xuyên được kiểm tra và kéo rút nước. Để nắm rõ được quy trình này hãy đến với phương pháp làm nước mắm nhỉ cực ngon dưới đây nhé!

2.1 Chọn nguyên liệu chuẩn để làm mắm

Nguyên liệu đạt chuẩn là yếu tố tiên quyết để làm nước mắm nhỉ ngon hảo hạng. Thường các cơ sở sản xuất sẽ lựa chọn cá cơm than hoặc cá cơm sọc tiêu để làm nguyên liệu. Cá phải đạt chuẩn, nghĩa là những con cá cơm đang độ trưởng thành, mập và có độ béo của thịt. Những con cá cơm nhỏ sẽ bị loại bỏ vì sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm sau này.

Sử dụng cá cơm tươi để làm nước mắm nhỉ

Muối cũng là một nguyên liệu không thể thiếu trong cách làm nước mắm nhỉ. Muối phải là loại muối tinh khiết, không chứa các tạp chất, đủ độ nắng hay gọi là (muối già). Muối và cá được kết hợp vừa đủ theo phương thức truyền thống để ra hỗn hợp gọi là Chượp.

2.2 Lựa chọn thời điểm thích hợp và đúng mùa

Đây là một lưu ý quan trọng đối với việc làm nước mắm nhỉ tại nhà. Thời gian đánh bắt cá cơm phù hợp để làm nên những mẻ cá mắm nhỉ cực ngon là từ tháng 8 đến tháng 2. Đây là khoảng thời gian cá trong độ trưởng thành, cá béo và ngon. Đặc biệt khoảng thời gian từ tháng 10 – tháng 12 là 2 tháng cá đạt chuẩn nhất.

Nên lựa chọn những tàu thuyền đánh bắt trong ngày bởi thời gian bám biển ngắn độ tươi của cá sẽ được đảm bảo hơn. Hoặc nếu tốt hơn hãy nên chọn cách ướp muối trực tiếp ngay sau khi mẻ cá được kéo lên thuyền. Theo cách này, cá sẽ tươi 100%.

Cá cơm đạt chuẩn phải lựa chọn đúng thời điểm

2.3 Áp dụng công thức ướp mắm truyền thống

Ngoài việc lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, thì cách ủ nước mắm nhỉ truyền thống cũng là yếu tố làm ra một sản phẩm mắm nhỉ ngon. Theo công thức ông cha để lại tỉ lệ muối nước mắm truyền thống là 4:1, nghĩa là 4 phần cá sẽ cho 1 phần muối trộn đều.

Tuy nhiên, theo các xưởng sản xuất nước mắm nhỉ chuyên nghiệp người ta làm theo tỉ lệ 3:1, bởi thế sản phẩm sẽ nhiều đạm hơn, và được dùng để tạo nên những sản phẩm nước mắm công nghiệp.

Quá trình làm nước mắm rất kỳ công

Muối và cá khi được trộn đều đúng tỉ lệ sẽ cho ra hỗn hợp Chượp. Bước tiếp theo sẽ nạp chượp vào thùng chứa, sau khi đã hết mẻ chượp cuối cùng cho thêm 1 lớp muối lên trên và gài nén chượp. Sau khi đã gài nén sử dụng đá vừa đủ nặng để đè lên, cách này giúp cho cá dễ phân hủy.

Quá trình làm nước mắm rất quan trọng

Theo cách ủ nước mắm nhỉ truyền thống, sau khi hoàn tất các bước việc rút nước bổi cũng rất quan trọng. Rút nước bổi sao cho vừa đủ để cá không quá khô. Cuối cùng đổ nước bồi lên trên cùng, đổ nhẹ nhàng tránh bụi cá lọt sâu xuống dưới. Trong 15 ngày đầu tiên, rút nước bổi liên tục để giúp lượng muối được hòa tan đều và độ đạm được đảm bảo.

Sau 15 ngày, nên để thùng nơi nắng ráo, tránh xâm nhập của ruồi bọ. Thỉnh thoảng rút nước bồi tuy nhiên không quá nhiều lần tránh tình trạng trơ mặt chượp. Sau thời gian đủ dài sẽ cho ra thành phẩm đầu tiên gọi là nước mắm nhỉ.

2.4 Kiểm soát màu, mùi vị sản phẩm

Để tạo nên một loại nước mắm nhỉ có màu đẹp và mùi vị ngon, ngoài việc áp dụng quy trình ủ ướp truyền thống người ta thường cho thêm khóm (Thơm, dứa) vào theo tỉ lệ 4:1:1, tức là 4 cá 1 muối 1 khóm. Việc lựa chọn những trái khóm thơm và chín vàng cho vào chượp có tác dụng làm nước mắm dậy mùi thơm đặc trưng hơn. Đồng thời tạo cho màu nước mắm đẹp và cân bằng độ mặn cho sản phẩm.

Nước mắm nhỉ đạt chuẩn sẽ có màu vàng rơm

2.5 Chuẩn bị dụng cụ chứa đựng

Là khâu cần thiết – Chuẩn bị dụng cụ chứa đựng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon của sản phẩm. Thông thường làm nước mắm nhỉ cho gia đình thường dùng mái, lu, kiệu tùy thuộc vào số lượng cá bạn làm. Khuyên dùng các sản phẩm làm bằng đất nung để đảm bảo sức khỏe và không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng nước mắm.

Nên chuẩn bị sẵn trước các dụng cụ khi làm tránh vất vả về sau. Vòi xả nước mắm nên mua các cửa hàng đồ nhựa bán sẵn. Cách thức bố trí thùng muối nước mắm theo thứ tự như sau: Phía dưới đáy là lớp cát, tiếp đến là sỏi nhỏ, sỏi lớn, đá nhỏ, và cuối cùng là đá lớn. Các lớp này có tác dụng lọc sạch trong nước mắm. Đồng thời chống cặn bã của cá mang lại độ sánh cho nước mắm.

Sủ dụng vại được làm bằng đất nung để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Ngoài ra, sau khi đã cho ra thành phẩm để nước mắm có độ trong cần dùng tới bộ lọc. Cách lọc nước mắm nhỉ được thực hiện liên tục nhiều lần cho đến khi loại nước mắm cuối cùng có màu vàng rơm và không lẫn cặn bẩn.

2.6 Bảo quản và sử dụng đúng cách

Bảo quản Chượp trong quá trình ủ là điều rất cần thiết. Nên phơi đủ nắng, tránh tình trạng nước mưa hoặc loại nước lạ nào dính vào chượp trong quá trình ủ. Nếu gặp phải tình trạng này nước mắm sẽ lên màu xấu và mùi nước mắm sẽ có mùi hôi thối. Theo dân gian, để xử lí tình trạng này người ta thường rang cháy gạo (Thính) hòa với nước và cho vào hỗn hợp chượp nhằm cải thiện. Tuy nhiên, sản phẩm cũng không đạt chuẩn như mong muốn.

Không nên để ruồi hoặc côn trùng đậu vào thùng chượp khi phơi nắng, tránh tình trạng tạo nên zòi. Nên khuấy đảo chượp khoảng nửa tháng một lần nhằm giúp phân hủy nhanh và độ đạm luân chuyển đồng đều.

Nước mắm đạt chất lượng có màu từ cánh gián đến vàng rơm. Mắm nhỉ thường được sử dụng để chấm trực tiếp hoặc trở thành gia vị của những món ăn. Ngoài ra nước mắm nhỉ thường dùng để chế tạo nên những loại nước mắm công nghiệp, hoặc để điều tiết độ đảm lên xuống cho các sản phẩm nước mắm khác khi cần thiết.

3. FISA – Cơ sở cung cấp nước mắm Nhỉ đạt chuẩn chất lượng, thơm ngon hảo hạng

Như đã nói ở trên, nước mắm nhỉ là sản phẩm nước mắm “quý”, ít bày bán trên thị trường. Chỉ có bán tại các cửa hàng đặc sản lớn và uy tín. FISA – một trong những đơn vị cung cấp các đặc sản Phan Thiết chất lượng là nơi bạn có thể tìm thấy những sản phẩm nước mắm nhỉ chất lượng hảo hạng.

Với phương châm “Chất lượng sản phẩm là ưu tiên số 1” chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cũng như giá cả phù hợp. Để tìm mua các sản phẩm nước mắm nhỉ vui lòng liên hệ: 0902 93 1357, hoặc truy cập website: fisa.vn để được tư vấn chi tiết.

FISA – Cơ sở cung cấp nước mắm nhỉ chất lượng

4. Kết Luận

Nước mắm nhỉ là “tinh hoa” của nghề nước mắm Việt, là sản phẩm được nhiều người tin dùng. Để tạo ra những giọt nước mắm nhỉ thơm ngon qua trình sản xuất phải trải qua nhiều năm với sự cần mẫn và tỉ mỉ.

Trên đây là quy trình 6 bước về cách làm nước mắm nhỉ ngon tại nhà cực ngon mà FISA đã mang đến cho các bạn, với hy vọng quý khách hàng sẽ tự tay làm nên những loại nước mắm nhỉ chất lượng ngon đạt chuẩn. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo